Thứ Tư, 27 tháng 6, 2007

THỰC TRẠNG


Ở tầm vĩ mô, nhận thức về công tác SK có thể coi là chu đáo; đáng tiếc là phía cơ sở vẫn kịp nắm bắt tinh thần ấy.
Trong khi khi tình hình đang cần sự chỉnh đốn thì phong trào thi đua XHCN đã bị chững lại khá lâu; tới nay, hoạt động thi đua đã phục hồi nhưng sự thiếu thống nhất trong khâu “trình bày” và “đánh giá” SKKN vẫn không hề giảm đi; giữa các bên liên quan (tác giả, giám khảo, cán bộ quản lý công tác sáng kiến, phía người sử dụng SKKN) vẫn chưa thống nhất về “viết” và “chấm” SKKN, nhiều sự cố đáng tiếc vẫn diễn ra:
1.2.1. Về phía tác giả :
q Chưa chủ động đăng ký đề tài cải tiến, chưa “công khai” hoạt động cải tiến; chú trọng khâu tư duy (trừu tượng) mà coi nhẹ khâu trực tiếp tác động thực tiễn (thực nghiệm khoa học);
q Phía các tác giả đã áp dụng thành công SK thường chưa chủ động phục hồi hoạt động cải tiến để tổ kiểm chứng nên phía tổ đã thiếu tin tưởng về giá trị của SK.
q Chưa thấy SKKN (lý luận mới) là sự tổng kết những “tri thức và kinh nghiệm” sau khi áp dụng SK vào nghiệp vụ và tổ chức của đơn vị. Chú trọng miêu tả hoạt động áp dụng SK (thực nghiệm khoa học) mà coi nhẹ tổng kết những kinh nghiệm thực nghiệm (KN bậc “n”) thành bài học kinh nghiệm mới (KN bậc “n+1”).
q Đặc biệt, chưa coi trọng cách dùng thì (tiền quá khứ, quá khứ, vừa mới, sắp, sẽ..), sơ đồ hoá; chưa đầu tư thích đáng cho khâu trình bày “bài học kinh nghiệm mới”...nên người sử dụng có thể hiểu nhầm và ứng dụng sai quy trình SKKN.
1.2.2. Phía tổ – cấp quản lý trực tiếp đối với SK:
q Chưa tổ chức tổ chức việc đăng kí đề tài SKCT (4); hầu như khi có người nộp văn bản SK thì tổ mới biết về SK đó – do vậy, lời nhận xét của tổ về các SKKN thường rất chung chung;
q Chưa thấy việc trực tiếp quan sát tác giả áp dụng sáng kiến (dạng: thực nghiệm khoa học) là điều kiện đánh giá SKKN; vẫn còn xảy ra tình trạng đọc văn bản sáng kiến để xếp hạng SK (chưa trực tiếp quan sát hoạt động thực nghiệm khoa học về SK đó); thậm chí, công nhận những SK chưa áp dụng vào thực tiễn;
q Chưa phân biệt tác giả nào đã áp dụng SK trước khi đăng ký đề tài cải tiến, ai đăng ký trước khi áp dụng SK (chưa thấy cấp tổ là nơi có trách nhiệm và nghĩa vụ góp ý cho mỗi dạng tác giả trên đây bằng những hình thức góp ý khác nhau);
1. 2.3..Phía đánh giá văn bản SKKN:
q Thường xảy ra sự cố thiếu thống nhất giữa các người chấm. Khi các giám khảo độc lập đánh giá về 1 văn bản SKKN thì sẽ xảy ra sự cố “giám khảo này xếp SKKN đó là tốt, người khác cho là trung bình, thậm chí là...kém” ; vì vậy, ngoài sự “thoả hiệp ngầm”, nhiều nơi “khoán trắng” việc chấm SKKN cho 1 người – trong khi không ít người chấm chưa kinh qua thực tiễn như tác giả...
q Công cụ đánh giá (thang điểm) SKKN vẫn chưa được xây dựng một cách nghiêm túc nên chưa được sự thống nhất giữa các bên liên quan; việc đánh giá thường là “xếp hạng - định tính” mà chưa “tính điểm - định lượng” cụ thể;
q Thiếu người quản lý công tác SK, chưa thực hiện đầy đủ các công việc quản lý công tác SK; chưa thực hiện thể lệ dự trù, hạch toán kinh phí cho công tác SK...Tóm lại, do chưa coi “hoạt động phát huy SK, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất là hoạt động khoa học và công nghệ”, chưa coi SKKN là những “sản phẩm nhận thức ở trình độ lý luận” nên chưa nghiêm túc vận dụng nguồn tri thức khoa học về lý luận nhận thức khi “trình bày” và “đánh giá” nó.

Không có nhận xét nào: