Thứ Tư, 27 tháng 6, 2007

THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ SKKN QUA VĂN BẢN


Để đánh giá SK, cấp tổ dễ dàng quan sát trực tiếp hoạt động áp dụng SK vào thực tế công vụ (thực nghiệm khoa học); trong khi đó, các cấp khác hầu như chỉ đánh giá SKKN thông qua văn bản của nó. Vì vậy, thang điểm rất coi trọng các “chứng cứ thực nghiệm khoa học”:
Có đối tượng nghiên cứu mới - 10 điểm
Có giải pháp mới và sáng tạo để nâng hiệu quả công vụ - 10
Có đề xuất hướng nghiên cứu mới - 10
Có chứng cớ cho thấy SK đã tạo hiệu quả cao hơn, đáng tin, đáng khen (phân biệt SK chưa áp dụng với SK đã áp dụng) - 30 điểm
Có phương pháp nghiên cứu, cải tiến phù hợp với nghiệp vụ và tổ chức hiện có của đơn vị (NĐ 20 CP/ 08.2.1965) - 10
Đạt logic, nội dung văn bản SKKN dễ hiểu - 10
Có thể áp dụng SKKN cho nhiều người, ở nhiều nơi - 10
Có hình thức văn bản theo qui định của các tổ chức quản lý thi đua - 10
TỔNG CỘNG - 100 điểm

THỰC TRẠNG


Ở tầm vĩ mô, nhận thức về công tác SK có thể coi là chu đáo; đáng tiếc là phía cơ sở vẫn kịp nắm bắt tinh thần ấy.
Trong khi khi tình hình đang cần sự chỉnh đốn thì phong trào thi đua XHCN đã bị chững lại khá lâu; tới nay, hoạt động thi đua đã phục hồi nhưng sự thiếu thống nhất trong khâu “trình bày” và “đánh giá” SKKN vẫn không hề giảm đi; giữa các bên liên quan (tác giả, giám khảo, cán bộ quản lý công tác sáng kiến, phía người sử dụng SKKN) vẫn chưa thống nhất về “viết” và “chấm” SKKN, nhiều sự cố đáng tiếc vẫn diễn ra:
1.2.1. Về phía tác giả :
q Chưa chủ động đăng ký đề tài cải tiến, chưa “công khai” hoạt động cải tiến; chú trọng khâu tư duy (trừu tượng) mà coi nhẹ khâu trực tiếp tác động thực tiễn (thực nghiệm khoa học);
q Phía các tác giả đã áp dụng thành công SK thường chưa chủ động phục hồi hoạt động cải tiến để tổ kiểm chứng nên phía tổ đã thiếu tin tưởng về giá trị của SK.
q Chưa thấy SKKN (lý luận mới) là sự tổng kết những “tri thức và kinh nghiệm” sau khi áp dụng SK vào nghiệp vụ và tổ chức của đơn vị. Chú trọng miêu tả hoạt động áp dụng SK (thực nghiệm khoa học) mà coi nhẹ tổng kết những kinh nghiệm thực nghiệm (KN bậc “n”) thành bài học kinh nghiệm mới (KN bậc “n+1”).
q Đặc biệt, chưa coi trọng cách dùng thì (tiền quá khứ, quá khứ, vừa mới, sắp, sẽ..), sơ đồ hoá; chưa đầu tư thích đáng cho khâu trình bày “bài học kinh nghiệm mới”...nên người sử dụng có thể hiểu nhầm và ứng dụng sai quy trình SKKN.
1.2.2. Phía tổ – cấp quản lý trực tiếp đối với SK:
q Chưa tổ chức tổ chức việc đăng kí đề tài SKCT (4); hầu như khi có người nộp văn bản SK thì tổ mới biết về SK đó – do vậy, lời nhận xét của tổ về các SKKN thường rất chung chung;
q Chưa thấy việc trực tiếp quan sát tác giả áp dụng sáng kiến (dạng: thực nghiệm khoa học) là điều kiện đánh giá SKKN; vẫn còn xảy ra tình trạng đọc văn bản sáng kiến để xếp hạng SK (chưa trực tiếp quan sát hoạt động thực nghiệm khoa học về SK đó); thậm chí, công nhận những SK chưa áp dụng vào thực tiễn;
q Chưa phân biệt tác giả nào đã áp dụng SK trước khi đăng ký đề tài cải tiến, ai đăng ký trước khi áp dụng SK (chưa thấy cấp tổ là nơi có trách nhiệm và nghĩa vụ góp ý cho mỗi dạng tác giả trên đây bằng những hình thức góp ý khác nhau);
1. 2.3..Phía đánh giá văn bản SKKN:
q Thường xảy ra sự cố thiếu thống nhất giữa các người chấm. Khi các giám khảo độc lập đánh giá về 1 văn bản SKKN thì sẽ xảy ra sự cố “giám khảo này xếp SKKN đó là tốt, người khác cho là trung bình, thậm chí là...kém” ; vì vậy, ngoài sự “thoả hiệp ngầm”, nhiều nơi “khoán trắng” việc chấm SKKN cho 1 người – trong khi không ít người chấm chưa kinh qua thực tiễn như tác giả...
q Công cụ đánh giá (thang điểm) SKKN vẫn chưa được xây dựng một cách nghiêm túc nên chưa được sự thống nhất giữa các bên liên quan; việc đánh giá thường là “xếp hạng - định tính” mà chưa “tính điểm - định lượng” cụ thể;
q Thiếu người quản lý công tác SK, chưa thực hiện đầy đủ các công việc quản lý công tác SK; chưa thực hiện thể lệ dự trù, hạch toán kinh phí cho công tác SK...Tóm lại, do chưa coi “hoạt động phát huy SK, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất là hoạt động khoa học và công nghệ”, chưa coi SKKN là những “sản phẩm nhận thức ở trình độ lý luận” nên chưa nghiêm túc vận dụng nguồn tri thức khoa học về lý luận nhận thức khi “trình bày” và “đánh giá” nó.

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2007

LƯỢC SỬ


Ngày 09.6.2000, Quốc hội khoá X đã thông qua Luật Khoa học và Công nghệ; điều 2 ở văn bản luật này xác định: “hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất là hoạt động khoa học và công nghệ”. Danh nhân văn hoá thế giới Hồ Chí Minh cũng đã dạy: “Sáng kiến và kinh nghiệm là của quý chung cho cả dân tộc. Chúng ta phải ra sức làm cho nó dồi dào thêm và lan rộng mãi. Không biết quý trọng sáng kiến và phổ biến kinh nghiệm tức là lãng phí của cải của dân tộc.
***

LƯỢC SỬ
Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) là một trong những điều kiện để công nhận các danh hiệu thi đua cá nhân của cán bộ công chức nước CHXHCN Việt Nam.
Từ 1959 (ngày 11 tháng 3), Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành chỉ thị 105/TTg để: “lãnh đạo phong trào cải tiến kỹ thuật, sáng kiến phát minh của quần chúng”;
Nghị định (NĐ) 20 CP của Chính phủ (08.2.1965) xem “Sáng kiến (SK) là giải pháp cải tiến từ nghiệp vụ và tổ chức hiện có của đơn vị, đã được áp dụng và tạo lợi ích thiết thực”;
Thông tư 567/UBKHKT Nhà nước (1966) chỉ rõ: “công tác sáng kiến trong cơ quan gồm hướng dẫn, giúp đỡ phát huy sáng kiến; tổ chức đăng kí, xác minh, tổng kết việc áp dụng; phổ biến, khen thưởng; các mặt đó quan hệ khăng khít nhau, coi nhẹ mặt nào đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chất lượng và số lượng SKKN, hạn chế tác dụng SK và tổn hại cho công vụ”;
Khâu quản lý thống nhất về công tác sáng kiến cũng được tiếp tục xác định từ Nghị quyết 76 CP (25.3.1977) - Pháp luật trong hoạt động KH (Phần VII);
Từ 23.1. 1981, Điều lệ sáng kiến cải tiến (SKCT) kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất được ban hành;
Qua văn bản 267/QLKH - 06/9/1989/ Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) xác định: “kinh nghiệm là ý kiến đề xuất sau khi nghiên cứu”, gồm “kinh nghiệm đã áp dụng - SKĐAD” và “kinh nghiệm chưa áp dụng - nhưng có khả năng áp dụng”;
Các đề tài “nghiên cứu khoa học” đã được thực nghiệm thành công là loại SKĐAD có giá trị cao.
Điều 1 của Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả (QH khoá IX – 02.12.1994) ghi rõ: “tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm khoa học”;
Năm 2000, Điều lệ sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất được tiếp tục điều chỉnh và bổ sung;
Ngày 09.6.2000, Quốc hội khoá X đã thông qua Luật Khoa học và Công nghệ; điều 2 ở văn bản luật này xác định: “hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất là hoạt động khoa học và công nghệ”.